|
|||||||||||||
|
Kinh tế-Địa ốcDu học để làm gì? (bài 3): Cuối cùng là vấn đề tiền 28 May, 2024Sáng ÁnhTóm lại, qua hai bài trước, trường là một chuyện, còn môn theo đuổi là một chuyện khác. Nhưng đời chẳng có gì lý tưởng cả, và chọn trường chọn lớp còn tùy thuộc vào một chuyện quan trọng khác. Đó là chuyện tiền: đây gồm chi tiêu và học phí. Nếu chi tiêu tại London đắt đỏ, hơn Hoa Kỳ đôi chút, thì ngược lại học phí rất rẻ, đó là so với Mỹ. Sinh viên nước ngoài (và ngoài EU) tại Anh đóng mỗi năm $13.000 học phí (ở cấp cử nhân) và bất kể trường gì, các đại học công lập đều đồng giá. Chuyện riêng gia đình, là nếu con tôi, cư dân Cali, theo học ở hệ UC thì được hưởng giá $14.000/năm (nước ngoài như người Việt hay ngoài bang, sang đây sẽ phải trả $43.000/năm). Gần nhà tôi, dưới 1 tiếng xe hay 1 tiếng rưỡi không có UC nào, như vậy phải thuê nhà gần trường, thà thuê luôn cho nó ở London. Giờ, tại sao cậu này, sau khi tốt nghiệp cử nhân tại SOAS London, lại không về Mỹ học thạc sĩ? Cậu sang Malaysia, tại vì cậu thích thế. Lên đến cấp thạc sĩ, tiền học UC là $16.000 cho người trong bang và $32.000 cho người ngoài bang. Tại University of Malaya, học phí là $8.000. Sinh hoạt ăn ở, đi lại so với Hoa Kỳ thì lại thấp gấp bội, chỉ 1/3 nhưng điều chính trong học vấn không phải là giá cả. Thế muốn tiết kiệm học phí thì không đi học trường nào chẳng phải là rẻ nhất hay sao? University of Malaya (UM), trong bảng xếp 2019 của QS, đứng hàng 87 trên thế giới. Nếu tin vào QS với những cân nhắc và khiếm khuyết của bảng này thì UM đồng hạng với Rice University ở Hoa Kỳ (87), đâu đó Lomonosov (90) và Korea University (86). Nó xếp cao hơn UC Davis, UC Santa Barbara, UC Riverside, UC Irvine hay University of Southern California (USC). So với Anh quốc, nó cao hơn Queen Mary London, St Andrew, và đâu đó thế giới, cao hơn University of Geneva, Lausanne ở Thụy Sĩ, hay Alberta ở Canada, Humboldt ở Berlin v.v. Nói qua về vấn đề tiền bạc tại các nước Anh ngữ khác. Học phí (cử nhân) tại National University Singapore là $28,000; tại University of Hong Kong là $21,000; đây vẫn là cho sinh viên nước ngoài. Giá sinh hoạt tại hai nơi này đều cao, chẳng kém gì Âu Mỹ cả nhưng các trường này được đánh giá hàng đầu thế giới. Tại Úc hay New Zealand cũng tương tự, học phí $20.000-$25.000, và sinh hoạt cao. Giá bèo là các Viện Kỹ thuật Ấn Độ, ở hàng thế giới, học phí là $700/năm, nếu kể cả tiền ở ký túc xá thì đâu đó $1000! Philippines, công lập là $600, các đại học tư thì $2000-$3000 và balut (hột vịt lộn) thì $1/3 trái. Philippines học thuốc theo hệ Mỹ, và Ấn thì học thuốc theo hệ Anh, bác sĩ tốt nghiệp tại các nước này hành nghề đầy rẫy ở Hoa Kỳ. Ngành Y, vì rất tốn kém ở Mỹ-Anh, có thể tiết kiệm bằng cách học tại St George University tại Grenada là một đảo Caríb, chuyên trồng dừa bãi biển cho người địa phương và đào tạo y sĩ cho Tây phương. Phần lớn sinh viên Y tại đây là người Mỹ nhưng cũng có từ đủ thứ nước đến theo học. Học phí tiền y khoa (cử nhân) là $13.000, học phí trường thuốc là $30,000, nói chung bằng 1/3 của Hoa Kỳ. Còn nếu tiền bạc không thành vấn đề thì bạn có thể thuê công ty Ivy Coach làm tư vấn cho con gái như một bà Việt Nam nào đó để họ giúp đậu vào 1 trong 22 trường đại học hàng đầu tại Hoa Kỳ. Hợp đồng cho chuyện hướng dẫn này là $1,5 triệu nhưng bà mẹ xót ruột này chỉ thanh toán có $750.000 cho nên Ivy Coach đi kiện “nhân vật thuộc quí tộc quốc tế” này. Có thể, đây là một hiểu lầm giữa hai bên. Ivy Coach tận tình hướng dẫn và tư vấn tiểu thơ này và cô được nhận vào một trường tốt nhưng không phải là trường bà mẹ vẫn mơ ước đến nỗi đêm phải dậy vặn quạt máy và uống miếng trà đá rồi mới đi ngủ lại. Bà thì lại tưởng, có tiền việc ấy là xong cả, kiểu từ mẫu của bạn Cường mua xe Ferrari cho con. * Một bạn người Anh, phổ thông xuất thân từ một Westminster School, là một “public school” trong 7 trường đầu tiên của hệ này tại Anh quốc, cùng hàng với Eton, Harrow (xin đừng nhầm với trường phổ thông cấp 3 tại Westminster, California, là trung tâm Việt kiều ở Mỹ). Bạn này theo học Nhân chủng học tại SOAS, là bộ môn được đánh giá cao tại trường này. Đến cấp thạc sĩ, bạn rời trường sang Imperial College London, là trường QS Rankings cho số 9 trên thế giới, coi như nâng cấp. Với lý lịch Westminster-SOAS-Imperial, bạn này đang ở Anh quốc làm… barista, tức là pha cà phê. Xui sao cho bạn, nếu ở Việt Nam, bạn đã thuộc thành phần thần học cà phê, cứu rỗi cả thế giới. Một bạn người Anh khác, sau SOAS thì thạc sĩ tại London School of Economics (QS hạng 37). Bạn hiện làm nhân viên tuyển sinh cho một đại học dỏm chuyên dụ dỗ sinh viên nước ngoài. Bạn rất chán công việc lừa bịp này nhưng không có cơ hội nào ngoài ra để trả tiền nhà hàng tháng. Xin lưu ý về trường hợp các đại học nhái này tại Anh Mỹ. Cựu tổng thống Pakistan Zardari khai từng tốt nghiệp “London School of Business Studies”, về bộ môn gì ông không nhớ, à, hình như là về giáo dục. Tên trường trên nghe cũng giống giống London School of Economics. Tốt nghiệp trường ba rọi này ra chí ít là cũng lấy được vợ đẹp nè, vợ học giỏi nè (Oxford-Harvard), vợ con nhà tử tế nè (bố làm thủ tướng, ông nội làm tể tướng) là bà thủ tướng Benazir Bhutto. Tại London cũng có một Prince College, chuyên làm giấy du học sinh cho người nước ngoài sang Anh quốc. Đã có Imperial College, King’s College nổi tiếng rồi thì Prince nghe cũng rứa, sao gì thì cũng hoàng gia. Một bạn người Anh, gốc Ả Rạp, sau cử nhân sang Saudi làm giáo viên Sử, coi như tạm ổn, nhưng phải chịu đựng bọn Saudi 9 tháng 1 năm thì thà đi lừa bịp còn hơn. Một bạn người Malaysia du học, thạc sĩ sau đó tại University College London (UCL) là trường QS xếp hạng 7 toàn cầu, về bộ môn giáo dục, là bộ môn tại UCL được QS xếp hạng nhất thế giới. Bạn trở về nước, hiện làm bình luận viên các game điện tử trên mạng, kiếm nhiều tiền trong khi xem game hơn là giáo viên đại học nên chần chừ không theo ngành giáo dục. Một bạn người Phần Lan, sau SOAS thì học thạc sĩ UCL, và hiện vất vưởng sau khi làm cho một văn phòng tổ chức du lịch hội hè gì đó ở Anh quốc. Gương sáng nhất là một bạn Anh gốc Pakistan. Cấp thạc sĩ, bạn này lọt vào được phân khoa Chiến tranh của King’s College London, được coi là số 1 toàn cầu trong chuyên môn này. Bạn ở lại KCL làm luận án tiến sĩ về kỳ thị Hồi giáo. Bạn là nữ, theo đạo Hồi và rất giỏi từ thời sinh viên, nhiều thành tích hoạt động nên vừa mới có bằng tiến sĩ đã được mời đi hội thảo tứ xứ về vấn đề đang hot này. Cho nên, trong số bạn học đã kể, đối với cậu cả nhà mình, thì chỉ có cô trên là xứng đáng với công đèn sách cặm cụi bằng ấy năm. Khi theo học, một vấn đề nên lưu ý là sinh hoạt các hội đoàn hay tổ chức huynh đệ trong trường. Năm 2004, ai trúng cử tổng thống Mỹ, Bush W hay là John Kerry, thì cũng là hội viên bí mật của Skull & Bones của đại học Yale. Các bạn trên của con tôi đều là hội viên hội game thủ của SOAS vào năm hội này vào tứ kết chơi game của cuộc thi giữa các đại học thế giới. Chí ít là một bạn game thủ tại trường, sau khi tốt nghiệp đã tìm ra việc trong lãnh vực này. 09. 10. 2018 Ý kiến - Thảo luận
Bài đã đăng
|
||||||||||||
|