|
|||||||||||||
|
Kinh tế-Địa ốcViết tiếp nhân chuyện công nhân Trung Quốc du lịch Pháp 15 August, 2024Sáng Ánh(Tiếp theo bài trước.) Tại sao trên ảnh này, ông Li Jinyuan không đứng trên xe Rolls Royce Phantom Drophead bỏ mui? Phiên bản Waterspeed của chiếc xe con này cũng một màu xanh như của Tiens công ty, thế mới tinh vi. Chẳng phải là vì ông hết tiền sau khi chi mấy chục triệu cho công nhân viên đi nghỉ, mà đây ông ý nhị tham gia cuộc diễn hành mừng ngày chiến thắng Quốc xã trên xe jeep thời Đệ nhị thế chiến của quân đội Mỹ (8.05) tại Promenade des Anglais là đại lộ dọc bờ biển ở thành phố Nice. Tại nơi đây, các oligarch Nga từng chở chuyên cơ người mẫu sang ăn chơi và đốt giấy bạc 100 euros (theo nghĩa đen, tức là dùng bật lửa) nhưng hẳn không gây được ấn tượng bằng Li Jinyuan của Tàu. Nước Pháp là nước kỹ nghệ đầu tiên cho người lao động nghỉ phép có lương và từ 1936, tại Pháp có một nền văn hóa nghỉ phép ăn sâu, lấn cả vào lãnh vực thầm kín nhất của con người (“tình hè”). Sau cú PR này của tập đoàn Tiens, có lẽ nhiều người Pháp sẽ không nghĩ đến Trung Quốc là văn minh gì đó, phát minh ra thuốc súng, có Hoàng Hạc Lâu hay Trường Thành Vạn Lí, mà là quốc gia gửi công nhân viên sang đây nghỉ hè tập thể. Và đó là điều họ lập tức cảm thông. * Công nhân viên Pháp cũng đi nghỉ phép tập thể, các công ty lớn đều có quỹ trợ giúp theo luật định và nghỉ phép tại đây được coi là một thắng lợi lớn, là một quyền căn bản của người của lao động. Tại Pháp nghỉ phép mỗi năm là 5 tuần cho tất cả lao động theo luật định, từ ngày có tuần lễ 35 tiếng (cũng theo luật định). Vì giờ giấc như thế bất tiện cho nhiều công việc cũng như cho người lao động, nên phần lớn công nhân viên đi làm 40 tiếng và chuyển số thời gian “dư” này sang ngày phép tức là thêm 5 tuần phép nữa, tổng cộng là 10 tuần/năm. Khi so sánh GDP bình quân/năm giữa các nước, cũng nên ghi nhận điều trên, người Mỹ chẳng có luật gì cả, lao động cơ bản rất nhiều phần không có phép ngày nào, còn không thường là 1 tuần, giới cổ cồn cà vạt được 2. Như vậy mỗi năm người Pháp (và người Âu nói rộng) làm việc ít hơn người Mỹ 8-9 tuần, tức là 2 tháng, một dằng thu nhập cao còn một đằng thì đi chơi nhiều. Điều này thể hiện khi đến thăm một hộ ở Hoa Kỳ, nhà họ sắm đủ thứ lỉnh kỉnh (Made in China) còn đến thăm một hộ Pháp thì họ không có nhà, đang đi nghỉ phép (ở China). Nếu Pháp là điểm du lịch quyến rũ Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Nga (điều này hỏi các ông hoàng Nga tiền 1917 hay các triệu phú hậu 1992 thì khỏi cãi)v.v. thì Trung Quốc không là ngoại lệ. Theo bộ thương mãi Hoa Kỳ (2012) trung bình du khách Trung Quốc tiêu 7.170 USD tại Mỹ, và du khách (tất cả các nước) trung bình tại Mỹ tiêu 2.440 USD. Tại Pháp du khách Trung Quốc tiêu 5.400 euros, 47% của con số này là để mua sắm (2014?), cho nên họ có vén may-ô lên khỏi bụng, ngồi chồm hổm vỉa hè Champs Elysees mà hút thuốc thì cũng nên vui vẻ mà chấp nhận.Nhắc lại, con số du khách Trung Quốc sang Pháp 2014 là 1,7 triệu và con số này từ nay chỉ có tăng. Hình ảnh về du khách Trung Quốc khạc nhổ sẽ thuộc về quá khứ thân thương thôi, mới đây mình đi ăn nhà hàng hải sản Trung Hoa gần nhà (Nam Cali). Nhà hàng này có nhiều loại rượu vang nhưng mình ngạc nhiên bắt gặp nhân viên lễ mễ bưng vào mấy két Opus One. Tuy không nhìn rõ loại nào, năm nào, nhưng đây là vang Nappa Valley giá chót $150/chai nên mình cũng hơi ngạc nhiên và chụp một tấm ảnh “lạ” (Opus One tại nhà hàng Trung Hoa). Thì ra hôm đó có xe buýt chở một đám du khách Trung Quốc đến dùng bữa tối, chứ không phải là thực khách gốc Trung Hoa ở địa phương mừng sinh nhật! 11. 05. 2015 Ý kiến - Thảo luận
Bài đã đăng
|
||||||||||||
|