Chính trị

Nhân chuyện Indonesia cư xử với nghi phạm Siti Aisyah 4 July, 2024

Sáng Ánh
Nghi phạm người Indonesia Siti Aisyah được giải đến tòa ở Sepang, Malaysia. Ảnh của Associated Press, từ trang này

Nghi phạm người Indonesia Siti Aisyah được giải đến tòa ở Sepang, Malaysia. Ảnh của Associated Press, từ trang này

Bài viết này không đề cập trường hợp của cô Đoàn Thị Hương mà về trường hợp của công dân Indonesia, cô Siti Aisyah, đồng nghi phạm trong vụ ám sát Kim Chính Nam tại Malaysia.

Nhà chức trách Indonesia đã nhanh chóng hợp tác với công an Malaysia (truy tìm tông tích, xác minh nhân thân) cũng như tích cực bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình bị bắt giữ, thăm hỏi ngay và nhờ một nhóm luật sư biện hộ. Đây là điều đáng hoan nghênh và là một cách hành xử cao cấp văn minh, như các quốc gia Tây phương phát triển trong các trường hợp tương tự.

Tuy nhiên, trong chuyện này, phải nói là khác với Việt Nam, Indonesia có một quan hệ đặc biệt với láng giềng sát cạnh là Malaysia. Trước hết, Indonesia là một nước lớn, 260 triệu dân và GDP 940 tỉ USD (10 lần của ta và gấp 3 lần Malaysia). Trong thập niên qua, mức tăng trưởng của Indonesia đều đặn trên dưới 5% mỗi năm. Để so sánh, GDP của Indonesia gấp rưỡi Saudi, Thuỵ Sĩ trong khi Nga, Úc, Spain trong nhóm 1.200-1.300 tỉ. Với đà tăng trưởng này, Indonesia đang gõ cửa nhóm quốc gia hùng cường nhất thế giới và hiện đứng hàng 16.

Đường phố thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh từ trang này

Đường phố thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh từ trang này

Với láng giềng Malaysia, Indonesia có một quá khứ tranh chấp từ ngày độc lập, trên vấn đề biên giới hàng xóm mất gà. Indonesia từng ủng hộ du kích khu vực bắc đảo Borneo (Sabah, Sarawak) để khu vực này không gia nhập Liên bang Malaysia. Tổng thống Sukarno từng bỏ ghế tại Liên Hiệp Quốc để phản đối việc Malaysia được vào Hội đồng Bảo an (Liên Hiệp Quốc không đuổi ai ra được mà chỉ có thể “treo ghế”, cũng như không ai “rút khỏi” Liên Hiệp Quốc được mà chỉ tảy chay, bỏ ghế trống và không đến, như ông Sukarno mình mảy về vụ Malaysia năm 1965). Sau khi ông Sukarno bị quân đội lật, quan hệ với Malaysia mới trở thành bình thường từ 1966.

Tổng thống Sukarno phát biểu tại Liên hiệp quốc. Ảnh từ Pinterest

Tổng thống Sukarno phát biểu tại Liên hiệp quốc. Ảnh từ Pinterest

Là nước lớn lân bang, cùng tôn giáo, cùng ngôn ngữ, văn hóa, và tuy tăng trưởng thế nhưng Indonesia lại là nước nghèo (hơn). Hiện mức sống tại Malaysia vẫn còn gần gấp 3 mức sống tại Indonesia. Malaysia không đủ lao động, nhập vào đến 22% sức lao động của cả nước, và tất nhiên là người Indonesia dẫn đầu trong số ô sin, cửu vạn nước ngoài. Hiện, con số hợp pháp lao động Indonesia tại Malaysia là 800.000 người.

10 năm về trước, Indonesia chiếm 80% trong số 300.000 phụ nữ nước ngoài giúp việc nhà tại Malaysia (hiện chỉ còn 70.000-50.000 và đang thuyên giảm). 10 năm là một ký ức mới, chưa được dư luận cập nhật. Nói cách khác, người Indonesia được coi là sang Malaysia để làm ô sin.

Indonesia là vế bác, nhà thì to nhưng con gái phải ở đợ cho chú nó bấy lâu. Vừa gần gũi, lại thua kém, đại khái, quan hệ vừa yêu vừa ghét này giữa hai nước này rất phức tạp có thể được Chế Linh biểu diễn bằng bài “Thương hận”! Nó giống như quan hệ Trung Quốc-Đài Loan hay Đại lục-Hong Kong.

Người lao động Indonesia đến Malaysia làm việc. Ảnh từ trang này

Người lao động Indonesia đến Malaysia làm việc. Ảnh từ trang này

Những năm về trước, dư luận Indonesia từng bất mãn với vô số chuyện ô sin nước nhà bị ông bà chủ Malaysia ngược đãi. 2009 theo đại sứ quán Indonesia có 1.500 trường hợp các cô này đến sứ quán xin che chở, 2004 có 18.000 bỏ chủ trốn về nước. Thỉnh thoảng lại xảy ra một vụ án lớn, như nhà chủ bỏ đói hay đánh đập người làm đến chết, hoặc ngược lại người làm giết chủ. Cách đây mấy năm, một vợ chồng nhà chủ Malaysia giết ô sin (Indonesia) bị Malaysia lên án tử hình. Một cô (Indonesia) 17 tuổi giết chủ lại được tòa án Malaysia tha chết (2015). Đây cho thấy dư luận Indonesia không còn phải biểu tình phản đối hay bất mãn với tư pháp của Malaysia mà là hài lòng hơn về mặt công lý cũng như về mặt thể diện.

Sao thì kiều hối 10,5 tỉ USD (2015) của 4-5 triệu người Indonesia lao động xuất khẩu cũng không còn tầm quan trọng như trước, giờ chỉ chiếm có 1% GDP. Indonesia vừa mới cấm công dân mình ra nước ngoài giúp việc ở tại ngay trong nhà chủ, bắt phải có chỗ ở độc lập bên ngoài và hợp đồng giờ giấc rõ rệt. Malaysia cũng quay sang Cam Bốt để tìm ô sin thay thế, với công tháng 200 USD thay vì 300 hay 400 như vẫn trả cho người giúp việc Indonesia.

Một phụ nữ giúp việc người Indonesia học toán tại trung tâm Sheung Wan (Hong Kong) vào ngày nghỉ. Có nhiều lớp học cho những người lao động nhập cư tại đây. Ảnh từ trang này

Một phụ nữ giúp việc người Indonesia học toán tại trung tâm Sheung Wan (Hong Kong) vào ngày nghỉ. Có nhiều lớp học cho những người lao động nhập cư tại đây. Ảnh từ trang này

Tóm lại, trong tình hình kinh tế mới, tốt đẹp cho Indonesia (thập niên qua Malaysia tăng trưởng ở mức lẹt đẹt +1,5%), Indonesia giờ có thể hành xử đẹp, đúng đắn với vị thế mới hay vị thế đàn anh trở lại của mình, không phải mặc cảm với nước bạn be bé như trước nữa.

*
Nói thêm, trong tổng số kiều hối chiếm 1% GDP của Indonesia, từ Malaysia gửi về nước là 2,3 tỉ, trong khi từ vùng Vịnh Ả Rạp là 5 tỉ, riêng từ Saudi là 3,7 tỉ.

Gần đây, dư luận Indonesia cũng bất bình về chuyện hai giúp việc nữ tại Saudi bị tử hình. Một cô cũng mang tên Siti (Zainab) giết bà chủ nhà năm 1999 đến 2015 mới bị hành quyết vì Saudi đợi con của nạn nhân đủ tuổi trưởng thành để quyết định. Luật Hồi giáo của Saudi cho phép gia đình của nạn nhân tha tội cho thủ phạm trong các vụ giết người nhưng trong trường hợp này cô Siti trên đã không có may mắn đó. 2014, Indonesia đã bồi thường 2 triệu USD cho một gia đình nhà chủ tại Saudi để tha tội chết cho một người giúp việc Indonesia cũng mang tội giết chủ.

Người nhà của Siti Zainab mới bị chặt đầu cầm ảnh cô tại nhà ở Bangkalan, tỉnh Đông Java, hôm 15. 4. 2015. Ảnh từ CNN

Người nhà của Siti Zainab mới bị chặt đầu cầm ảnh cô tại nhà ở Bangkalan, tỉnh Đông Java, hôm 15. 4. 2015. Ảnh từ CNN

Trong hình luật Malaysia thì không có (chưa có) khoản tha tội bởi gia đình nạn nhân. Nếu có, biết đâu Kim Chính Ân lại chẳng thay mặt cho gia đình tha cho cô Siti tội sát hại anh Chính Nam của ông?

07. 03. 2017

Ý kiến - Thảo luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả