Điện ảnh

Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt 4 August, 2024

Sáng Ánh

Được đi dự giải Oscar là niềm mơ ước của nhiều diễn viên, đạo diễn, chẳng những ở Mỹ mà trên toàn thế giới. Đối với người nước ngoài, lại còn khó hơn. Trước hết, phim của bạn phải được quốc gia của bạn đề cử dự thi, tức là phải tuyển 1 trong hàng 100 phim quốc gia này sản xuất trong năm, hay trong mươi phim, vài chục. Số quốc gia dự thi gửi đến Viện (Academy) Điện ảnh Hoa Kỳ là 80 hay 90: năm 2016 là 85 nước, và năm nay cũng là 85. Đại diện cho phim Việt năm nay là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victor Vũ.

Một cảnh trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

Một cảnh trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

Viện này có trên 6.000 thành viên, chia ra thành nhiều ủy ban, mỗi ủy ban phụ trách một giải Oscar, như “Trang phục”, “Âm nhạc” v.v. Các giải này dành cho các phim Mỹ. Trước hết, bạn phải được đề cử. Thí dụ, bộ môn “Phim Tài liệu” (Mỹ) có 210 hội viên bỏ phiếu, và muốn được đề cử bạn cần 35 phiếu nếu tất cả các hội viên thuộc bộ môn này đều sử dụng quyền đầu phiếu của họ. Bộ môn “Đạo diễn” có 377 hội viên, và nắm 69 phiếu là bạn chắc chắn được đề cử.

Nhưng riêng giải “Phim hay nhất nói tiếng nước ngoài” thì lại còn rắc rối hơn. Các phim này phải trả qua 3 thời kỳ sát hạch: một ủy ban (ủy ban con) chọn 6 phim, một ủy ban khác (ủy ban cha) chọn thêm 3 phim nữa, tức là 9. Ủy ban thứ ba tức là ủy ban ông nội chọn 5 phim trong 9 phim này để đề cử (nominate). Một khi đã được đề cử, toàn bộ 6.000 thành viên của Viện có quyền bỏ phiếu cho mỗi bộ môn và phim nào nhiều phiếu nhất thì thắng. Trúng giải này, bạn có quyền hãnh diện với thế giới nói chung và thế giới điện ảnh nói riêng.

Vậy mà năm nay, một diễn viên nữ, chẳng hiểu dùng túi đầm hiệu gì mà lại tuyên bố là vì nước Mỹ của ông Trump kỳ thị, tôi sẽ không sang đó dự giải Oscar. Cô này không rõ vòng eo vòng ngực bao nhiêu và chưa hề đoạt một giải hoa hậu ao làng, lên hình lại hay thích quấn một cái khăn chẳng biết nhãn gì ở trên đầu. Tên cô thì chẳng ai đọc được chứ đừng nói tới nhớ nổi, Taraneh Alidoosti, Tê-Răng-Ni rứa là gì? Nhưng muốn tẩy chay Oscar thì trước hết phải được mời, phải có phim được đề cử.

Taraneh Alidoosti. Ảnh từ trang này

Taraneh Alidoosti. Ảnh từ trang này

“The Salesman” của đạo diễn Ashgar Farhadi là bộ phim Iran được đề cử giải Oscar 2017. Sau khi nghe nữ diễn viên chính của phim ông phát biểu như thế, ông bèn bảo tôi cũng tẩy chay luôn. Oscar thì đằng nào ông cũng đã có dự rồi, năm 2012 với bộ phim “A Separation”, và năm đó ông thắng giải. Nam diễn viên chính của “The Salesman” là Shahab Hosseini thì chưa thấy nói gì, chẳng lẽ ông một mình lê thân đi Mỹ? Mà có cần không, 2011 ông đoạt giải Gấu bạc Nam diễn viên xuất sắc ở Berlin và 2016, giải Nam diễn viên xuất sắc nhất ở Cannes, có lẽ là nhờ anh có râu quai nón.

Alidoosti, Farhani và Hoseini tại Cannes, ảnh Hamed Malekpour

Alidoosti, Farhani và Hoseini tại Cannes, ảnh Hamed Malekpour

Vào đúng ngày Oscar 2017, phim “The Salesman” sẽ được chiếu ngoài trời tại một quảng trường lớn ở tại một thành phố lớn cho quần chúng xem. Đây không phải là quảng trường Azadi tại Tehran mà là quảng trường Trafalgar tại London. Ban tổ chức là thành phố London, đứng đầu là thị trưởng mới, tên cũng khó nghe khó đọc như các vị diễn viên đạo diễn ở trên, ông Sadiq Khan. Thảo nào, ông này thì cũng gốc di dân tỵ nạn, từ Pakistan đến Iran cũng chẳng ngại đường xa, đúng là một lứa cá mè.

Quảng trường Trafalgar. Ảnh từ trang này

Quảng trường Trafalgar. Ảnh từ trang này

Kết quả vào ngày 26. 2 tại Oscar thì chưa ai biết, nhưng có lẽ bọn này không cần biết, cứ chiếu phim của chúng ở ngoài trời tại thủ đô Anh quốc và uống nước lã với nhau vì đạo Hồi cấm uống rượu!

18. 02. 2017

Ý kiến - Thảo luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả