|
|||||||||||||
|
Chính trịHỏi-đáp về chuyện “ai” hà khắc với phụ nữ 4 August, 2024Sáng ÁnhĐây là dựa theo bài viết của Gina Bellefante trên tờ New York Times, ngày 2.9.2016 * Cô Libelle Polaki, 28 tuổi, trên ảnh đây là người đã bỏ đạo, và bỏ chồng, bỏ trang phục truyền thống và trốn gia đình không phải để theo trai mà là để theo… học Đại học. Cuộc sống của các thiếu nữ như cô tại Brooklyn (New York, Hoa Kỳ) là bị cấm không được sử dụng internet và không được học quá trình độ phổ thông. Mới đây, giáo hội của đạo cô theo vừa ra một công văn cấm đoán và răn đe các phụ nữ theo học đại học (tức là trường “ngoài”) sẽ không được hành nghề giáo viên trong cộng đồng tôn giáo, tức là tại các trường “trong”. Trong cộng đồng tôn giáo này (nhắc lại là tại Brooklyn, New York), các em theo học phổ thông không phải là tại trường của bản xứ, của chính phủ Hoa Kỳ, mà tại trường của giáo phái, theo giáo trình của giáo phái, và bởi các thày cô đồng đạo. Và nếu không làm giáo viên tại các trường này thì phụ nữ không có việc gì khác ngoài việc tề gia và nội trợ. Theo một thăm dò năm 2011, chỉ có 11% nam và 6% nữ thuộc giáo phái này có bằng đại học. Tỷ lệ toàn quốc là 33% nữ (trên 25 tuổi) có bằng đại học, so với 32% nam. Tỷ lệ nghèo khó của họ là 43%. Tỷ lệ này cao gấp đôi tỷ lệ nghèo khó tại New York. (Tỷ lệ nghèo khó toàn quốc Mỹ 2010-2014 ở mức 15%.) Lúc ở nhà, cô Libelle Polaki bị cấm đọc sách, khiến cô lén lút vào thư viện (“ngoài”) đọc và cái gì vớ được ở nhà cũng ngấu nghiến, kể cả tờ rơi quảng cáo, vì cộng đồng cấm hết các loại sách. Khi thành hôn, cô phải lấy một người chồng theo gia đình sắp đặt. Khi ly dị, cô phải trả tiền “bồi thường” nhà chồng 18.000 USD! Năm 26 tuổi, cô Libelle Polaki rời nhà, đỗ bằng tương đương phổ thông cấp 3 (của Mỹ, tức là xã hội bên ngoài), khiến giờ cô có thể theo học Đại học cộng đồng Mỹ Borough of Manhattan. Đại học Cộng đồng, Community College, là dạng địa phương và huấn luyện nghề hay văn hóa trong 2 năm sau phổ thông. Cô cho biết là giáo dục tại trường đạo khiến cô như trẻ trâu, chẳng biết gì hết, không có dạy môn khoa học, chẳng biết Shakespeare là ai và chẳng biết gì hết. Giờ 28 tuổi, cô Libelle Polaki mơ ước trúng tuyển một trường đại học đầu bảng (chương trình tiếp tục sau 2 năm đầu). Từ ngày cô quyết định học, trong số 4 ông bà nội ngoại của cô, có hai cụ không buồn nhìn cô nữa. (Mớm trả lời 1: Giáo phái này bắt phụ nữ ra khỏi nhà phải che tóc*). Câu đố 2: nếu ra bờ biển tắm tại miền Nam nước Pháp, cô Libelle Polaki sẽ: (Mớm trả lời 2: Các lãnh đạo tôn giáo này đòi cấm bảng quảng cáo thời trang của nhà Lane Bryant tại Brooklyn, và cấm trên tàu điện phục vụ tuyến Brooklyn vì quảng cáo cho thấy nịt vú.) Cô Libelle Polaki thuộc tôn giáo Do Thái, giáo phái truyền thống Hasidic, trường phái Satmar (gốc từ thành phố Szatmar tại Hungary). Quận Brooklyn có 550.000 người Do, chiếm 23% dân số và thành phố New York có trên 1 triệu, chiếm 13% . Tại New York, bạn cầm lon nước ngọt cũng có ấn “kosher” (được sản xuất đúng quy trình Do thái giáo) do thày tu nào đó chứng nhận. Bạn có thể mua mẫu tủ lạnh “kosher” của các hiệu thông dụng, ngày thứ Bảy mở cửa tủ lạnh hay lò nướng, lo vi ba, đèn bên trong KHÔNG bật lên vì Do Thái giáo cấm đốt lửa vào ngày thứ Bảy. Sang ngày thường, đèn sẽ bật trở lại thôi, hết 24 giờ cấm rồi . Cộng đồng này rất mạnh, khiến không một nhà chính trị nào dám chống đối, tại địa phương đã đành mà còn trên toàn quốc Hoa Kỳ, thử hỏi cựu tổng thống Carter xem, nhưng đây là chuyện rất dài. Sau cùng, về mặt hà khắc, phân biệt với phụ nữ, đạo Hồi, phái này và trường nọ, hẳn cũng chẳng kém phần truyền thống. Dễ hiểu thôi, là vì hai tôn giáo này cùng CHUNG một truyền thống, cả hai đều thuộc giòng độc thần Abraham. Xuất phát sau Do Thái giáo tại cùng một khu vực Cận Đông và cùng một dân tộc (semitic), đạo Hồi đã nhận truyền thống đi trước, những cấm kỵ của Do Thái và thay đổi đôi phần. Kim Chính Ân khác Kim Chính Nhật thế nào và Bashar al Assad giống Hafez al Assad ra sao là một chuyện rất dài khác để bàn cãi. * 07. 09. 2016 Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
|
|
|||||||||||
|