Chính trị

“Kim điên”, nhưng thế giới cũng đã có tiền lệ 7 October, 2024

Sáng Ánh st và bình luận

Tình hình Triều Tiên đe dọa các nước đang căng. Mời các bạn xem một số hí họa vẽ chủ tịch Kim trẻ của Triều Tiên, trong một chùm hí họa có tên là “Kim điên”:

Peter Lewis là hí họa gia mảng chính trị và họa sĩ minh họa của The Newcastle Herald in Australia từ 1986. Bức này nếu không lầm thì có tên “Cú phun (hạt nhân) của cậu Kim”. Mọi người còn nhớ con gấu trúc Trung Quốc chứ?

Peter Lewis là hí họa gia mảng chính trị và họa sĩ minh họa của The Newcastle Herald in Australia từ 1986. Bức này nếu không lầm thì có tên “Cú phun (hạt nhân) của cậu Kim”. Mọi người còn nhớ con gấu trúc Trung Quốc chứ?

Nate Beeler là trưởng ban biên tập hí họa, từng được giải thưởng, hiện làm việc cho The Columbus Dispatch. Tranh có tên “Bát rỗng”. Kim Jong Un đang cầm tài liệu khởi động lại chương trình hạt nhân.

Nate Beeler là trưởng ban biên tập hí họa, từng được giải thưởng, hiện làm việc cho The Columbus Dispatch. Tranh có tên “Bát rỗng”. Kim Jong Un đang cầm tài liệu khởi động lại chương trình hạt nhân.

Joe Heller là trưởng ban biên tập hí họa của tờ Green Bay Press-Gazette từ 1985. Trước đó là họa sĩ hí họa cho tờ West Bend News. Trong tranh, Kim Jong Un nói: “Ta sẽ khiến cho các ngươi phải khốn khổ”. “Ta sẽ làm cho các ngươi phải quỳ mọp”. “Ta sẽ khiến cho các ngươi phải ước gì chưa từng nghe tới Kim Jong Un”. Một người dân Bắc Hàn hỏi lại: “Ngài nói với tôi đấy à?”

Joe Heller là trưởng ban biên tập hí họa của tờ Green Bay Press-Gazette từ 1985. Trước đó là họa sĩ hí họa cho tờ West Bend News. Trong tranh, Kim Jong Un nói: “Ta sẽ khiến cho các ngươi phải khốn khổ”. “Ta sẽ làm cho các ngươi phải quỳ mọp”. “Ta sẽ khiến cho các ngươi phải ước gì chưa từng nghe tới Kim Jong Un”. Một người dân Bắc Hàn hỏi lại: “Ngài nói với tôi đấy à?”

Adam Zyglis là họa sĩ hí họa của The Buffalo News. Trong tranh, thay vì “Nhìn vào mắt là thấu tâm hồn (soul)” thì thành “Nhìn vào mắt y là thấy Seoul (Hán Thành) của y”.

Adam Zyglis là họa sĩ hí họa của The Buffalo News. Trong tranh, thay vì “Nhìn vào mắt là thấu tâm hồn (soul)” thì thành “Nhìn vào mắt y là thấy Seoul (Hán Thành) của y”.

Dave Granlund có hí họa in trên các tờ New York Times, Chicago Tribune, Christian Science Monitor và Newsweek. Kim Jong Un chỉ trên bản đồ mục tiêu phá hủy nước Mỹ bằng hạt nhân, nói: “Trừ California ra, chỗ có bạn ta Dennis sống…” (ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman là bạn của cậu Kim)

Dave Granlund có hí họa in trên các tờ New York Times, Chicago Tribune, Christian Science Monitor và Newsweek. Kim Jong Un chỉ trên bản đồ mục tiêu phá hủy nước Mỹ bằng hạt nhân, nói: “Trừ California ra, chỗ có bạn ta Dennis sống…” (ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman là bạn của cậu Kim)

Michael Ramirez là họa sĩ hí họa hai lần đoạt giải Pulitzer, hiện làm việc cho tờ Investors Business Daily.

Michael Ramirez là họa sĩ hí họa hai lần đoạt giải Pulitzer, hiện làm việc cho tờ Investors Business Daily.

Về đua đòi với Mỹ thì có cái tranh này của Martin Rowson. (Cảm ơn bạn IQ ABC đã tìm giúp thông tin nhé).

Về đua đòi với Mỹ thì có cái tranh này của Martin Rowson. (Cảm ơn bạn IQ ABC đã tìm giúp thông tin nhé).

Nhưng đua tranh hạt nhân thì có từ đời Kim bố, như hồi 2006, Steve Bell có một bức này cũng vui, trong đó Mỹ nói: “Hoa Kỳ (cực lực) lên án hành động khiêu khích này!”(trong khi Mỹ mới là “nặng” nhất).

Nhưng đua tranh hạt nhân thì có từ đời Kim bố, như hồi 2006, Steve Bell có một bức này cũng vui, trong đó Mỹ nói: “Hoa Kỳ (cực lực) lên án hành động khiêu khích này!”(trong khi Mỹ mới là “nặng” nhất).

Nhưng nhớ lại, cậu Kim không phải là kẻ đầu tiên mang “Thuyết người điên” (Madman Theory) ra ứng dụng trên bàn cờ chính trị quốc tế với ít nhiều thành công, mà là một tiền bối lão luyện từ ngày cậu chưa sinh ra đời, không phải đứng đầu một tiểu quốc hoạnh họe nguyên tử mà là một siêu cường thừa sức tàn phá cả thế giới. Vị này trước hết có một khuôn mặt và ngoại hình phù hợp với vai trên, cộng thêm với giúp sức của một cố vấn lỗi lạc. Lúc đó, cuộc xâm lăng Cam Bốt năm 1970 từng được vị cố vấn trên (Henry Kissinger) bỏ nhỏ là bằng chứng đấy thấy chưa, tại tâm thần của ông ấy không được an lạc lắm và thỉnh thoảng lên cơn có vấn đề, khiến đến Leonid Brezhnev còn phải giật mình tự hỏi.

Đó là Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon 1969-1974.

Tóm lại, Kim Jong style có ném đá thì cũng chỉ mua vui lạch cạch, muốn điên mà hậu quả thì trước hết cũng phải có tầm vóc chứ. Nghe đâu giờ Bắc Triều Tiên đã chuyển qua kế hoạch phân bón phân xanh nông nghiệp sau sinh nhật 15 tháng 4 và tạm quên chuyện tập trận với lại tên lửa sang Guam. Ngược lại, trò đùa nóng lạnh Cam Bốt của một nguyên thủ Mỹ đã khiến một quốc gia yên bình chậm mở casino phía bên kia biên giới Mộc Bài hay Aranyaprathet mất những hơn 40 năm.

Trong việc đổi mới để duy trì sống còn cho gia quyến và dòng dõi (cũng từng thuộc loại bị coi là tâm thần đặc biệt), mấy năm trước cũng có một cậu, thông minh và thích ứng.

Cậu này khuyên được thân phụ là nên khước từ chương trình vũ khí hạt nhân và tàn phá tập thể, đồng thời bắt tay tích cực với Hoa Kỳ và Tây phương trong cuộc chiến chống khủng bố, lùng diệt Al Qaeda và bè đảng. Chính sách này mang lại kết quả, từ một nước bị gạt ngoài vòng thế giới, quốc gia của bố con cậu bắt đầu được Anh, Mỹ bá cổ ôm vai. Cậu đang nở mặt nở mày (“Đó, cha thấy chưa”) thì xảy ra sự cố gọi là “Mùa xuân Ả rập”. Quần chúng chẳng hiểu sao tự nhiên quay ra bất mãn, có lẽ vì chính sách mới của gia đình này chỉ cởi mở với Tây phương mà quên cởi mở với dân chúng trong nhà.

Đắn đo một lát, tính lợi tính hại, các bạn mới của bố con cậu quay sang ủng hộ phe nổi loạn. Nhà cải cách trẻ tuổi này hiện đang ngồi tù, bố cậu và hai em thì bị thảm sát.

Kim Jong Un có lẽ vẫn chưa quên cậu thái tử miền sa mạc kia, thỉnh thoảng chàng chép miệng “Thế thì, giờ này anh ở đâu, hỡi Saif al Islam Gaddafi?”.

13. 04. 2013

Ý kiến - Thảo luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả