Nhiếp ảnh

Sự yêu ghét của một trưởng phòng thông tin: bấm lỗ chui đầu 3 September, 2024

Đỗ Kh.

Trong thời kỳ “Đại khủng hoảng” của thập niên 30 vào thế kỷ trước, chính quyền Roosevelt thành lập Cơ quan cứu trợ (RA, Relief Administration) để giúp đỡ các nạn nhân, phần lớn là nông dân khu vực miền Trung nước Mỹ lâm vào cảnh nghèo khốn. Cơ quan này, sau trở thành Cơ quan an sinh nông trại (Farm Security Administration) có nhiều hoạt động trong lãnh vực nông nghiệp như giúp tá điền mua đất, tập trung các nông trại gia đình nhỏ thành hợp tác xã, giáo dục nông thôn hay quản l‎í các trại định cư/tị nạn tại California chẳng hạn, dành cho nông dân nơi khác đổ về bang này tìm sống (như được thuật lại trong tác phẩm “Chùm nho uất hận” của Steinbeck).

Trại FERA dành cho phụ nữ không có việc làm ở Arcola, Pennsylvania; “Second Camp”. Ảnh chụp khoảng tháng 7. 1934. Ảnh từ Wikipedia

Trại FERA dành cho phụ nữ không có việc làm ở Arcola, Pennsylvania; “Second Camp”. Ảnh chụp khoảng tháng 7. 1934. Ảnh từ Wikipedia

Những hoạt động này của chính quyền bị phê bình là “xã hội chủ nghĩa”, “tập thể chủ nghĩa”. Bộ phận trở thành nổi tiếng nhất của FSA là phòng thông tin hình ảnh. Nhờ nó mà chương trình của FSA đã chinh phục được dư luận, phổ biến đến quần chúng sự khốn khó của nông thôn. Ngay từ đầu, công việc của phòng tài liệu ảnh này không phải là mang thông tin đến cho người xem mà làm họ xúc động. Nói cách khác, đây là phòng tuyên truyền của FSA.

”Súp ở Washington DC”. Một ảnh của FSA

”Súp ở Washington DC”. Một ảnh của FSA

Nhiếp ảnh là một công cụ tuyên truyền và là một vũ khí. Trong thời gian này, 11 nhiếp ảnh gia (Dorothea Lange, Walker Evans, Carl Mydens…) đã suất sắc hoàn thành nhiệm vụ. 250.000 tấm ảnh được thực hiện, hiện còn lưu trữ được 175.000 âm bản, trong đó 77.000 từng được in tráng để phổ biến. Có 1600 tấm phim màu, trong đó 600 tấm từng được in ra.

Dorothea Lange đang bấm máy Graflex Speed Graphic khổ lớn, từ trang này http://erickimphotography.com/blog/2015/03/09/6-lessons-dorothea-lange-has-taught-me-about-street-photography/

Dorothea Lange đang bấm máy Graflex Speed Graphic khổ lớn, từ trang này http://erickimphotography.com/blog/2015/03/09/6-lessons-dorothea-lange-has-taught-me-about-street-photography/

Ngày nay, toàn bộ công trình này được coi là một tài sản quốc gia về nghệ thuật. Mới đây, khi số hóa các âm bản này, người ta phát hiện là đâu đó một nửa số các ảnh còn lưu trữ bị bấm lỗ! Trưởng phòng thông tin của FSA, ông Roy Stryker là tác giả của nghệ thuật đương đại này: ảnh nào ông không thích và bị ông loại thì ông bấm một lỗ hay nhiều lỗ tùy hứng vào âm bản.

Ảnh không đề, có lẽ liên quan tới ảnh ngay cạnh có tên “Đại diện Ban Định cư đứng trước cửa nhà một đối tượng chính sách”, Jackson County, Ohio. Tháng 4. 1936

Ảnh không đề, có lẽ liên quan tới ảnh ngay cạnh có tên “Đại diện Ban Định cư đứng trước cửa nhà một đối tượng chính sách”, Jackson County, Ohio. Tháng 4. 1936

“Frenchy,” người trông xưởng gỗ, Gemmel, Minnesota. Tháng 8. 1937.

“Frenchy,” người trông xưởng gỗ, Gemmel, Minnesota. Tháng 8. 1937.

Ảnh không đề, có lẽ liên quan tới ảnh ngay cạnh có tên “Đối tượng chính sách người da đen”, Tangipahoa Parish, Louisiana. September, 1935

Ảnh không đề, có lẽ liên quan tới ảnh ngay cạnh có tên “Đối tượng chính sách người da đen”, Tangipahoa Parish, Louisiana. September, 1935

Ảnh không đề, có lẽ liên quan tới ảnh ngay cạnh có tên “Góc cửa hàng tạp phẩm ”, Ericsburg, Minnesota. Tháng 8. 1937.

Ảnh không đề, có lẽ liên quan tới ảnh ngay cạnh có tên “Góc cửa hàng tạp phẩm ”, Ericsburg, Minnesota. Tháng 8. 1937.

Tây Nam, D.C. Tháng 11, 1937

Tây Nam, D.C. Tháng 11, 1937

Nếu còn hoạt động vào thời của cặp Christo và Jeanne Claude (Stryker mất năm 1975), chắc Stryker đã cầm một cái bấm khổng lồ chạy chung quanh các công trình gói ghém của đôi nghệ sĩ này theo phong cách “sắp đặt”(*). Cũng may là âm bản phim thời đó cũng khủng không kém các tác phẩm của Chríto-Jeanne Claude và thuộc khổ 4×5 phân anh (10,1×12,7 cm), nên có bấm cũng còn chừa được phần nào. Một số âm bản dùng máy khổ phim 8,25×10,8cm có bé hơn một tí, hay về sau cả máy khổ 6x9cm. Nhưng nếu là phim 24x36mm như trong thập niên 50 trở đi thì còn gì là hình, có chăng là còn lỗ!

(*) Về nghệ thuật đương đại, người viết có nghe nói đến một bạn trình chiếu phim tốt nghiệp trường điện ảnh của bạn ấy (ở Los Angeles) như sau: bạn bấm lỗ trên cuốn phim ngắn mấy phút của bạn (khổ 35mm) rồi đứng trước màn hình ngay chỗ có lỗ (thỉnh thoảng phải đổi chỗ cho bớt nhàm) cầm tờ giấy đọc tuyên ngôn gì đó về nghệ thuật điện ảnh.
*
(Những ảnh có bấm lỗ trong bài từ bài báo trên The Atlantic của Alan Taylor “Bấm lỗ vào lịch sử”)

04. 03. 2017

Ý kiến - Thảo luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả